Bệnh thoái hóa cột sống làm ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày
Nguyên nhân khách quan:
Đối với những phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng loãng xương càng cao, thì nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa càng nhiều.
Khi tuổi cao cột sống ngày càng bị lão hóa đi, khả năng chịu áp lực trên cột sống cũng bị suy giảm.
Nguyên nhân chủ quan:
Không chịu khó tập luyện thể dục thể thao và tập luyện quá sức.
Ngồi liên tục khi làm việc mà không thay đổi tư thế.
Không biết cách khi mang vác vật nặng.
Chế độ ăn không phù hợp gây béo phì.
Ăn uống thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: thịt, cá, rau xanh, trái cây hợp lý, tránh tăng cân quá mức, để giảm bớt sức nặng lên cột sống. Tránh hút thuốc lá, vì trong thuốc lá có nicotine ngăn chặn đĩa trong việc hấp thụ các dưỡng chất.
Tập luyện thể dục mỗi ngày giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật. Tránh tập các động tác xoay người quá nhanh và mạnh trong các môn thể thao: cầu lông, bóng rổ, tennis, bóng chuyền...
Tránh ngồi lâu một tư thế, nên thay đổi tư thế thường xuyên. Chỗ ngổi nên có điểm tựa lưng phía sau giúp cho cột sống được nghỉ ngơi.
Không nên mang nặng quá sức và chia đều trọng lượng cho hai bên cơ thể một cách hợp lý, khi cúi người mang vật nặng cần luôn giữ tư thế: Thẳng người và khom chân.
Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên của con người nên không thể chữa hết bệnh. Cái chính là ta phải sống chung với quá trình này, nhưng làm sao cho cuộc sống có “chất lượng”. Để đạt được điều này, quan trọng là cần phải luyện tập thể dục thể thao để làm chậm lại quá trình thoái hóa; tránh các tư thế xấu, tránh làm việc, vui chơi quá mức để tránh nguy cơ làm tình trạng bệnh nặng lên.
Các trường hợp bị trượt hay mất vững đốt sống gây đau thắt lưng có/không kèm theo đau thần kinh tọa cần phải điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Một số phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Khi bị đau cấp hoặc mạn tính do hệ quả của bệnh thoái hóa cột sống gây ra, điều trước tiên cần nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động gây ra cơn đau.
Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, massage nhẹ nhàng; và một số phương pháp tại chỗ bằng tia hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, chườm ấm, chườm lạnh…
Có thể sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, nẹp thắt lưng… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Nếu các biện pháp không dùng thuốc không làm bệnh thuyên giảm, thì có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm, thuốc phục hồi sợi thần kinh…theo chỉ định của bác sĩ.
Tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả cho bệnh nhân. Cần luyện tập thể đều đặn, lựa chọn môn thể thao vừa sức. Trong đó bơi lội là môn được khuyến khích.
Các bài tập yoga cũng là một biện pháp hữu hiệu trong “sự nghiệp” phòng ngừa bệnh gai cột sống. Tuy nhiên khi luyện tập cần tuân thủ bài tập, tăng dần cấp độ về thời gian và mức độ khó; tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn dễ gây tác dụng ngược.
Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều. Cần giảm cân tránh để cơ thể béo phì, thừa cân để công cuộc chữa bệnh cột sống có kết quả tốt nhất.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện thoái hóa cột sống trên Xquang, nhưng không gây đau, thì KHÔNG CẦN dùng thuốc điều trị, mà chỉ cần luyện tập thể dục. Khi có biểu hiện triệu chứng thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây đau, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
– Điều trị thuốc gồm các loại:
+ Nhóm thuốc giảm đau(Paracetamol)
+ Nhóm thuốc kháng viêm không steroid(Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib…)
+ Nhóm thuốc giãn cơ (Eperison,Tolperisone…)
+ Các nhóm thuốc giảm đau có nguồn gốc thần kinh (Gabapentine, Pregabaline, Ox-carbazepime…)
+ Các nhóm thuốc giúp tái tạo, phục hồi sợi trục thần kinh (Nucléo CMP, Mecobalamin,Vitamin B1, B6, B12, Mange…). Sử dụng khi các biểu hiện chèn ép thần kinh (gây bệnh lý rễ hoặc tủy).
+ Nhóm bổ trợ điều trị quá trình chống thoái hóa: thuốc calci, thuốc chống loãng xương, chống thoái hóa khớp, nhóm vi lượng….
Mọi thắc mắc về bệnh thoái hóa cột sống, các bạn có thể điện thoại trực tiếp bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nguy hiểm.