Nguyên nhân, cách phòng ngừa, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngày đăng: 20/12/2023 11:59 AM

    Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng nguyên nhân nào gây bệnh và những ảnh hưởng cũng như cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào? Làm cách nào có thể chữa bệnh hiệu quả và dứt điểm, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem.

    Chua benh thoat vi dia dem

    Một số nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

    Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm trong cuộc sống mỗi chúng ta:

    1.  Tuổi tác: theo thời gian quá trình lão hóa tự nhiên làm đĩa đệm và cột sống bị mất nước, xơ cứng nên rất dễ bị tổn thương.
    2. Tập luyện thể thao quá sức, vận động sai tư thế, đều dễ làm tổn thương đĩa đệm, cột sống.
    3.  Chấn thương vùng cổ hoặc thắt lưng.
    4.  Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải của cột sống như thoái hóa đĩa đệm - Gù vẹo cột sống - Trượt cột sống.
    5.  Yếu tố di truyền.

         Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, các yếu tố nguy cơ cũng góp phần không nhỏ trong quá trình làm tổn thương đĩa đệm:

         Thoát vị đĩa đệm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể sẽ để lại những di chứng nặng nề như:

            + Teo cơ: do đau làm người bệnh hạn chế vận động, dần dần cơ trở nên suy yếu, bị teo lại nhanh chóng từ đó khả năng đi lại giảm sút.

          + Bại liệt: do nhân nhầy chui vào trong ống sống làm hẹp ống sống, chèn ép các rễ thần kinh, người bệnh có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc liệt cả người.

             + Rối loạn cơ vòng gây tiểu, đại tiện không tự chủ.

         Do đó khi có các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể làm người bệnh tàn phế suốt đời.

    Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

    Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chúng ta cần kiên trì thực hiện các biện pháp sau:

    Nâng nhấc vật nặng đúng cách: giữ lưng thẳng nhưng gối gập khi muốn nhấc vật nặng lên.

    Duy trì trọng lượng hợp lý tránh tăng áp lực lên cột sống.

     

    Chua benh thoat vi dia dem

    Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống

    Tóm lại, quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ phức tạp nếu không nhận biết sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra các biện pháp phòng ngừa không chỉ giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tổn thương cột sống, đĩa đệm mà còn để đảm bảo hệ cơ xương khớp khỏe mạnh lâu dài.

    Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

    Để chữa thoát vị đĩa đệm, trước tiên bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường khoảng từ 1 đến 2 tuần. Có thể dùng các thiết bị hỗ trợ để nâng đỡ vùng cổ, thắt lưng.

    – Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau, không nên dùng các động tác đánh mạnh vào vùng đau.

    – Chúng ta có thể mang áo, nẹp cột sống sẽ giúp ích trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó giúp cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương.

    – Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

    Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

    Không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị thoát vị đĩa đệm mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị, tránh tình trạng tiền mất tật mang mà bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.

    Chua benh thoat vi dia dem

    Dùng thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo chỉ định của bác sĩ

    – Dùng một số loại thuốc giãn cơ (Mydocalm, Myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống).

    – Một số loại thuốc giám đau kháng viêm(Paracetamol, diclofenac, meloxicam). Nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gan và thận…

    – Các thuốc giảm đau thần kinh như Gabapentine, Pregabaline, Ox-carbazepim…

    – Các thuốc giúp phục hồi thần kinh bị tổn thương: Nucleo CMP, Mecobalamin, vitamin B1, B6, B12, Magne…

    Mọi thắc mắc về nguyên nhân, cách phòng, hay thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể điện thoại trực tiếp cho bác sĩ  để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nguy hiểm.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo