Nguyên nhân, cách phòng, điều trị bệnh đau lưng hiệu quả

Ngày đăng: 20/12/2023 11:46 AM

      
    Mỗi người trong chúng ta, ai cũng phải trải qua những cơn đau lưng đột ngột hay triền miên trong cuộc sống. Căn bệnh đau lưng là một bệnh phổ biến và phát triển theo thời gian do chúng ta không có những kiến thức quan trọng trong việc phòng ngừa và phương pháp chữa bệnh đau lưng phù hợp.

     

    Việc lựa chọn bác sĩ chuyên khoa sẽ rất quan trọng giúp cho bạn có thể chữa khỏi bệnh theo những phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Phòng khám chuyên khoa xương, khớp, cột sống Việt chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin bổ ích về căn bệnh đau lưng.

    Các nguyên nhân bệnh đau lưng

    Đau lưng là một trong những lý do thường gặp nhất khiến người bệnh phải đi khám hoặc xin nghỉ ốm.

    Đau lưng là cảm giác đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trên mặt sau của cơ thể, gọi là vùng lưng. Kéo dài từ đỉnh đốt sống ngực đến đáy của đốt sống thắt lưng.

    Đau có thể xuất hiện từ từ âm ỉ, hoặc đột ngột với cảm giác đau nhói, đau như điện giật.

    Tùy vào thời gian tồn tại của các triệu chứng, đau lưng được phân thành 2 loại:

     Ngoài những nguyên nhân gây đau lưng thường gặp như: Căng cơ hoặc dây chằng,hoát vị hoặc rách đĩa đệm, hẹp ống sống, loãng xương, trượt đốt sống, viêm cột sống dính khớp

        Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, các yếu tố như: Tuổi tác, lối sống ít vận động, tập luyện hoặc làm việc quá sức, thừa cân, béo phì, mang thai, hút thuốc, căng thẳng đều làm tăng nguy cơ đau lưng.

    Phần lớn trường hợp cơn đau cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một số trường hợp đau lưng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ để lại các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.

         Khi cơn đau lưng xuất hiện và kèm theo những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay:

        + Đau xuất hiện sau một va chạm mạnh (té ngã, hoặc tai nạn xe cộ, tai nạn nghề nghiệp…)

        + Đau kéo dài hơn một tuần, không giảm khi nghỉ ngơi.

        + Đau lan xuống một hoặc hai chân.

        + Đau kèm cảm giác tê bì, châm chích hoặc yếu hai chân.

        + Đau kèm sốt.

        + Rối loạn chức năng kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.

        Hiện nay, đau lưng không chỉ là bệnh của người già. Hơn 1/3 trường hợp người bị đau lưng nằm trong độ tuổi từ 20-50 tuổi. Đau lưng không chỉ liên quan đến vấn đề xương khớp, mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

        Do đó, khi có triệu chứng đau lưng, người bệnh cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân gây đau, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kết quả điều trị chắc chắn sẽ khả quan hơn.

    Đau lưng

    Ngồi nhiều một chỗ là nguyên nhân gây bệnh đau lưng

    Cách phòng ngừa bệnh đau lưng

    1. Tập thể dục hàng ngày từ 20-30phút.
    1. Điều chỉnh thói quen vận động.
    1.  Duy trì cân nặng hợp lý.
    2. Bỏ thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm mạch máu bị co thắt, từ đó giảm lưu lượng máu đến cột sống,theo thời gian cột sống sẽ suy yếu.
    3.  Giải tỏa lo âu, căng thẳng tâm lý: Căng thẳng tâm lý kéo dài có thể gây đau lưng do hiện tượng căng cơ. Các bộ môn như yoga, thiền… có thể giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý hữu hiệu.
    4.  Uống nhiều nước: Nước cần thiết cho mọi quá trình hoạt động trong cơ thể. Đặc biệt nước giữ cho đĩa đệm luôn căng phồng, làm giảm xóc và giảm áp lực cho cột sống.
    1.  Nên thăm khám định kỳ: Đau lưng không nguy hiểm, tuy nhiên việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị phù hợp, tránh được các biến chứng có thể xảy ra do điều trị không dứt điểm.

    Cách chữa bệnh đau lưng 

    Phải thay đổi các tư thế làm việc, sinh hoạt, lao động hàng ngày cho phù hợp như cách hướng dẫn cho phần phòng ngừa bệnh đau lưng đã trình bày ở trên. Khi thay đổi các tư thế sai sớm sẽ giúp tránh bệnh đau lưng, còn đối với những bệnh nhân đã bị đau lưng thì việc này sẽ giúp tránh tình trạng nặng hơn của bệnh.

    Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu khi chữa bệnh đau lưng

    Nên kết hợp tập vật lý trị liệu theo những hướng dẫn của bác sĩ khi đang điều trị bệnh đau lưng để giúp cho việc chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh.

    Đối với các bệnh nhân bị mất vững cột sống gây chèn ép thần kinh, trường hợp nặng có thể đau lan xuống chân, và sẽ làm cho bệnh nhân rối loạn chức tiểu tiện, có thể gây liệt chân, lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ phải tiến hành mổ nếu sau khi sử dụng phác đồ thuốc điều trị một thời gian nhất định mà bệnh vẫn không thuyên giảm.

    Cần chú ý bổ sung canxi đối với những phụ nữ lớn tuổi để tránh tình trạng loãng xương và đó cũng sẽ là một nguyên nhân gây đau lưng.

    Các trường hợp bị đau lưng cấp tính và đột ngột, tránh các động tác cố gắng làm việc, đi qua đi lại mà nên nằm yên, nghỉ ngơi cố định tại giường nhằm giúp cho khối cơ xung quanh cột sống không bị co thắt. Tránh các động tác đánh mạnh vào lưng, nên xoa bóp nhẹ và dùng đá chườm nơi bị đau.

    Một số bệnh cần phải chữa tận gốc mới chữa khỏi bệnh đau lưng: lao, đường mật, thận….

    Phải thường xuyên tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa bệnh đau lưng(hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập xem bài tập có phù hợp với tình trạng của mình không?)

     

    Thuốc chữa bệnh đau lưng

    Vì đau lưng có nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân cần có thuốc chữa bệnh đau lưng phù hợp. Do trong các nhóm thuốc điều trị này, có loại tác động lên hệ thần kinh nên người bệnh không thể tự dùng thuốc, vì vậy việc sử dụng thuốc chữa bệnh đau lưng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chứ không được tùy tiện sử dụng. Sau đây là một số nhóm thuốc các bác sĩ thường sử dụng để điều trị bệnh đau lưng:

    Với các bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì cần thêm thuốc chữa bệnh đau lưng: nhóm bổ trợ điều trị quá trình chống thoái hóa: thuốc Calci, thuốc chống loãng xương, chống thoái hóa khớp, nhóm vi lượng….

    Nếu các bạn muốn tìm hiều về bệnh đau lưng hoặc thắc mắc về nguyên nhân, cách phòng, thuốc chữa bệnh đau lưng hiệu quả, các bạn có thể điện thoại trực tiếp cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nguy hiểm.

     

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo