Cách chăm sóc, phục hồi sau thay khớp
Trước khi xuất viện, bạn và người thân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc để việc hồi phục tốt nhất.
- Người nhà được hướng dẫn về những lưu ý như sắp đặt các vật dụng hàng ngày ngang hông để bệnh nhân không phải cúi xuống hoặc với tay lên.
- Đặt những thứ bạn cần, chẳng hạn như điện thoại, khăn giấy, thuốc… ở gần khu vực bạn nghỉ ngơi trong quá trình hồi phục.
- Từ 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật, bạn sẽ có một cuộc hẹn tái khám với bác sĩ phẫu thuật của mình để đảm bảo rằng phần khớp đang lành lại bình thường. Nếu quá trình phục hồi tiến triển tốt, bạn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.
-

Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:
- Phần hông bên mổ sưng đau và trở nên khó chịu hơn
- Đau hoặc sưng ở bắp chân hoặc chân mà không liên quan đến vết mổ
- Bắp chân bị mềm hoặc mẩn đỏ
- Sốt từ 38 độ C trở lên
- Ớn lạnh
- Sưng hoặc tấy đỏ tại vết mổ
- Dịch chảy ra từ vết mổ
Không lái xe cho đến khi bác sĩ cho phép và một số hoạt động có thể cần hạn chế.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần lưu ý các hoạt động để không bị ngã sau khi phẫu thuật. Việc ngã có thể làm hỏng khớp mới thay.
Chế độ dinh dưỡng
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục ngoài áp dụng các bài tập vật lý trị liệu người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung các nhóm thức ăn giàu canxi, hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin. Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm giàu protein để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
- Kiêng tuyệt đối các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
- Hạn chế những thực phẩm cay nóng
- Hạn chế sử dụng những thức ăn có mùi tanh, đặc biệt thịt gà, hải sản, rau muống, thịt bò. Những loại thực phẩm này làm quá trình hồi phục chậm hơn
Nếu muốn tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách điều trị đau thần kinh tọa, hoặc thắc mắc đau vùng thắt lưng là bệnh gì? Anh/ chị có thể điện thoại trực tiếp cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nguy hiểm.