Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
– Tập thể dục đều đặn và thường xuyên, vừa sức sẽ giúp phòng tránh được bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Nếu bạn cứ tiếp tục với các thói quen xấu: ngồi hàng giờ xem ti vi mà không thay đổi tư thế, hoặc chơi game quá lâu…trong tương lai bạn có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Mô tả hình ảnh bị thoát vị đĩa đệm
– Không nên bưng bê vật nặng quá sức, cần chia trọng lượng ra đều cho hai bên cơ thể. Khi nhấc vật phải luôn ở vị trí thẳng lưng và gập chân, nếu tuân theo các cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hạn chế lâu dài bệnh thoát vị đĩa đệm.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để chữa thoát vị đĩa đệm, trước tiên bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường khoảng từ 1 đến 2 tuần. Có thể dùng các thiết bị hỗ trợ để nâng đỡ vùng cổ, thắt lưng.
– Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau, không nên dùng các động tác đánh mạnh vào vùng đau.
– Chúng ta có thể mang áo, nẹp cột sống sẽ giúp ích trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó giúp cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương.
– Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
+Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
+Sử dụng các biện pháp can thiệp sau:
Chỉ áp dụng sau khi điều trị bảo tồn trong thời gian 2-3 tháng nhưng không cải thiện hoặc tình trạng bệnh nặng lên.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phong bế chọn lọc thần kinh
Đây là hình thức trung gian giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật, hay gọi là phương pháp nội khoa can thiệp. Nó được chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả, hoặc trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với phẫu thuật. Ngoài ra nó còn được sử dụng như một phương pháp chẩn đoán để xác định đúng tầng rễ thần kinh bị chèn ép, qua đó giúp cho việc phẫu thuật được chính xác đúng tầng bệnh cần mổ.
Quá trình tiêm thuốc sẽ sử dụng kim dài, được hướng dẫn dưới máy Xquang tăng sáng truyền hình (C-arm) nhằm giúp đưa mũi kim tiêm thuốc vào chính xác vị trí rễ thần kinh cần điều trị (cần phân biệt với trường hợp bác sĩ tiêm thuốc vào ngay cạnh cột sống, nhưng không dùng máy C-arm định vị, thực chất đây chỉ là tiêm vào cơ, tương tự tiêm thuốc ở mông).
Sau khi thuốc được bơm vào, bệnh nhân sẽ lập tức thấy cơn đau giảm hẳn, thậm chí mất luôn triệu chứng. Sau thủ thuật bệnh nhân có thể đi lại bình thường. Tác dụng thuốc có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, thậm chí có thể khỏi hẳn. Nếu bệnh tái phát, có tiêm nhắc lại nhưng tối đa 3-4 lần/ năm. Các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể từng trường hợp
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Có 3 phương pháp mổ để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Mổ hở: phương pháp này được chỉ định rất nhiều, nhưng phương pháp này cũng chứa nhiều biến chứng và rủi ro cao trong quá trình mổ. Và kỹ thuật này cũng gây phá hủy các cấu trúc của cột sống, sẽ làm tăng nguy cơ mất vững sau phẫu thuật.
Mổ vi phẫu qua ống banh: Phương pháp này được diễn ra nhanh chóng và chính xác, vết mổ nhỏ và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ tổn thương các cấu trúc thần kinh do có sự hỗ trợ của kính hiển vi điện tử. Đây là phẫu thuật với độ xâm lấn ít nhất, bảo tồn đáng kể các cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm và cột sống, chỉ lấy đi khối thoát vị gây chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh. Sau 1 tháng phẫu thuật bệnh nhân sẽ hoạt động và làm việc bình thường.
Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ mổ đường nhỏ < 1 cm để đưa ống nội soi vào ngay vị trí khối thoát vị, do vậy hạn chế tối đa các thương tổn cho các tổ chức xung quanh. Bệnh nhân có thể về trong ngày. Đây là phương pháp mổ hiện đại nhất tuy nhiên, đây là kỹ thuật đắt tiền, có những tai biến nhất định, và đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo tay nghề chuyên môn tốt.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Mọi thắc mắc về nguyên nhân, cách phòng, hay thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể điện thoại trực tiếp cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng gây những biến chứng nguy hiểm.